Luật An ninh mạng không ảnh hưởng đến tự do cá nhân

Đăng bởi: ♂ Ꮭїệт Dương✄ 8:::::::::::::>

Ngày đăng  01:14 13/06/2018


Tướng Đặng Ngọc Nghĩa: Luật An ninh mạng không ảnh hưởng đến tự do cá nhân


13/06/2018 07:20 AM GMT+7(VTC News)

- Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng Luật An ninh mạng không làm người dân bị ảnh hưởng hay bị giám sát hoạt động, luật can thiệp vào những thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, không đi sâu vào cá nhân.

 

Trả lời bên hành lang Quốc hội, Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội khẳng định vấn đề kiểm soát an ninh mạng là vấn đề quan trọng hiện nay.

"Tất cả quốc gia đều quản lý. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, không gian mạng, an ninh mạng, thông tin mạng chúng ta phải nắm. Mỗi quốc gia có cách làm, phương pháp làm riêng. 

Vừa qua, trên lĩnh vực này, chúng ta đã làm nhưng chưa tốt, vẫn còn lỗ lọt, vẫn có hiện tượng lợi dụng mạng xã hội, hệ thống thông tin mạng để chống phá chế độ, chống phá lĩnh vực kinh tế, hàng không, kể cả lĩnh vực an ninh quốc gia. Vấn đề này, chúng ta thấy được có những khiếm khuyết.

Tuong Dang Ngoc Nghia: Luat An ninh mang khong anh huong den tu do ca nhan hinh anh 1

 Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa phát biểu tại Quốc hội.

Trên lĩnh vực kinh tế, đây là khâu yếu. Theo số liệu, chúng ta có trên 40 triệu công dân sử dụng mạng nhưng không thu được đồng thuế nào cả. Đây là sơ hở. Mới đây, châu Âu từng đánh thuế phạt Google hàng triệu USD.

Đây là về vấn đề quản lý nhà nước. Hiện Bộ Thông tin truyền thông có luật an toàn thông tin mạng. Luật An ninh mạng sẽ đi sâu vào những thông tin quan trọng của quốc gia, an ninh quốc gia. Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội phải làm tốt nội dung này. Dĩ nhiên, trong dự thảo luật, còn một số nội dung còn chồng chéo. Ví dụ hai bộ còn thẩm tra, giám sát, kiểm tra chung một số lĩnh vực. Cái này đề nghị cần phân rõ ra. Chính phủ phải là trọng tài. Cái này phải làm khẩn trương sau khi luật ra đời. 

Với những lĩnh lực thông tin khác, trong luật, điều 24 quy định rõ, khi có yêu cầu của cơ quan chủ quản hoặc phát hiện thấy vi phạm thì chúng ta phải ngăn chặn, yêu cầu đơn vị chủ quản phải dừng ngay sai phạm hoặc bóc tách nội dung xấu ảnh hưởng đến chế độ.

Đồng thời, đề nghị, khuyến nghị các tổ chức nước ngoài đặt cơ quan đại diện hoặc văn phòng ở đây". 

Trước những lo ngại luật An ninh mạng khiến cho thông tin người dùng dễ dàng bị quản lý, chi phối, Thiếu tướng Nghĩa nhấn mạnh: "Quyền công dân được Hiến định, người dân không bị ảnh hưởng hay bị giám sát hoạt động gì. Những thông tin quan trọng của an ninh quốc gia ở đây là của các chủ quản, như cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức kinh tế lớn như sân bay, ngân hàng..., không đi sâu vào cá nhân. Họ thẩm tra là để cảnh báo và có phương án xử lý. 

Luật can thiệp vào những thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Ví dụ doanh nghiệp A dùng hệ thống cơ sở hạ tầng để phát tán tài liệu chống phá, bôi nhọ, vi phạm nhân quyền... thì sẽ bị nhắc nhở. Hoặc chủ quản cơ quan A đề nghị cơ quan chuyên trách an ninh vào kiểm tra thiết bị, thì họ mới làm. 

Từ những suy nghĩ trên, vị đại biểu Quốc hội nêu cao vai trò của thường vụ Quốc hội trong việc rà soát lại dự thảo Luật An ninh mạng, để bảo đảm được quyền của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi sử dụng hệ thống, làm sao để đảm bảo sự bình đẳng, tránh gây phiền hà. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát được thông tin ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, có phương pháp dự báo được.

"Khi luật này ban hành chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn, có chế tài, làm lành mạnh hơn nữa không gian mạng. Nhưng tuyệt đối hoá thì không nói được", tướng Nghĩa khẳng định.

Luật An ninh mạng không cản trở hoạt động của người dân và doanh nghiệp
Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện khoa học cảnh sát - Học viện Cảnh sát nhân dân cho rằng, việc quy định 'Lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam' tại điểm d khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng là khả thi, phù hợp với pháp luật trong nước, thông lệ quốc tế, không trái với các điều ước mà chúng ta tham gia, cũng không cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức đưa ra 5 yếu tố để chứng minh cho lập luận trên, cụ thể:

Thứ nhất, về lưu trữ dữ liệu quan trọng quốc gia trong nước, theo thống kê, hiện đã có 18 quốc gia trên thế giới quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước, như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Australia, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil. Như vậy là thông lệ quốc tế đã có, chúng ta không phải là quốc gia đầu tiên áp dụng quy định này.

Thứ hai, qua rà soát các văn bản cam kết gia nhập WTO như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); đồng thời, rà soát Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tôi thấy các văn kiện này đều có quy định về ngoại lệ an ninh, cho phép tôn trọng và bảo vệ an ninh quốc gia ở mức cao nhất. Ví dụ khách quan nhất là 18 nước nêu trên đều đã tham gia WTO, họ quy định được tức là không vi phạm cam kết WTO họ mới làm. Như vậy, có thể khẳng định, ta không vi phạm các cam kết quốc tế.

Thứ ba, về văn phòng đại diện, theo quy định của pháp luật nước ta về thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trực tiếp là Nghị định 28/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương. Hiện Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook khoảng 80 văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới. Riêng tại khu vực Đông Nam Á, Google, Facebook đã mở văn phòng đại diện tại Singapore (Google và Facebook đều đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu tại nước này), Malaysia, Indonesia (riêng Facebook đã đặt trung tâm dữ liệu theo pháp luật của Indonesia năm 2014).

"Như vậy là phù hợp với pháp luật trong nước. Nếu các doanh nghiệp trên bị cản trở, ảnh hưởng tới lợi ích kinh doanh thì chắc chắn họ sẽ không đặt gần 100 văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới như đã nêu. Mặt khác, việc quy định đặt văn phòng đại diện sẽ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng vì các doanh nghiệp trong nước phải chịu nhiều quy định điều chỉnh của pháp luật ngay từ khi đăng ký cũng như trong quá trình hoạt động, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài không chịu bất cứ nghĩa vụ gì" - Thiếu tướng Đức lý giải.

Thứ tư, quy định nêu trên là có trọng tâm, trọng điểm. Về dữ liệu, quy định này không yêu cầu lưu trữ toàn bộ dữ liệu có liên quan tới Việt Nam trên không gian mạng, không yêu cầu lưu trữ dữ liệu nền tảng (platform), mà chỉ yêu cầu lưu trữ đối với một số loại dữ liệu cụ thể, liên quan tới bí mật cá nhân trong trường hợp cần thiết và các dữ liệu liên quan tới an ninh quốc gia, vì đây là tài sản của công dân, tài sản của quốc gia cần được quản lý, bảo vệ. Về đối tượng áp dụng, quy định không áp dụng đối với toàn bộ các cơ quan, tổ chức hoạt động trên không gian mạng Việt Nam, chỉ áp dụng đối với một số cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ mà bị sử dụng, lợi dụng hoặc có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Về quản lý, việc quản lý dữ liệu được thực hiện thông qua các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam và bằng các công cụ quản lý. Khi các cơ quan, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ trên không gian mạng và sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam lưu trữ dữ liệu, cơ quan chức năng Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng xây dựng các công cụ phục vụ việc quản lý, giám sát việc sử dụng các loại dữ liệu này. Chính phủ sẽ quy định cụ thể nội dung này.

Thứ năm, trong thực tiễn, việc không quản lý được dữ liệu người dùng và dữ liệu quan trọng quốc gia đã và đang ảnh hưởng tới lợi ích, an ninh quốc gia. Về an ninh quốc gia và phòng, chống tội phạm, hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, chống đối và tội phạm đang tăng cường sử dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, trong khi cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong điều tra, xác minh, truy tìm, xử lý các trường hợp vi phạm này vì toàn bộ dữ liệu đều được đặt ở nước ngoài; các doanh nghiệp nước ngoài thường thiếu thiện chí, không hợp tác, không cung cấp hoặc cung cấp chậm các thông tin liên quan, dẫn tới việc xử lý theo pháp luật không được bảo đảm. Về lợi ích quốc gia, dữ liệu người dùng là tài sản có giá trị khai thác vô hạn, là nguyên liệu đầu vào của nhiều hoạt động kinh tế mang lại giá trị lợi nhuận cao, trong khi các cơ quan, tổ chức nước ngoài kiếm được hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ dữ liệu người dùng Việt Nam thì nước ta đang bị thất thu thuế. Việc quy định về lưu trữ dữ liệu và đặt văn phòng đại diện sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn trên.

Về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, trong dự thảo quy định cơ quan chức năng phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản. Nhiều người lo ngại sẽ bị lộ lọt thông tin cá nhân. "Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định rằng sẽ không bao giờ xảy ra việc lộ lọt thông tin người dùng. Thực tế từ khi ra đời đến nay, các lực lượng chuyên trách của Bộ Công an luôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, bao gồm từ quản lý cư trú, căn cước lai lịch công dân; giao thông; kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự; xuất nhập cảnh;... chưa bao giờ có sự lộ lọt thông tin. Việc bảo đảm bí mật tuyệt đối thông tin cá nhân của công dân vừa là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ pháp lý; nếu để lọt, lộ sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả" - Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Luật An ninh mạng thiết lập cơ chế bảo vệ người dùng khi xảy ra sự cố

Trao đổi với phóng viên sáng 13/6, ông Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chỉ rõ, mục tiêu lớn nhất của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua là xây dựng không gian mạng lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cơ quan trong và ngoài nước.

Vì vậy, trong Luật có nhiều quy định tập trung vào hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi xâm phạm không gian mạng nhằm mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng cho biết, trong quá trình thẩm tra, Ủy ban rất quan tâm đến việc làm thế nào thiết lập cơ chế pháp lý, bên cạnh Luật An toàn thông tin mạng, để xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh, là cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.

Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng khẳng định: Khi Luật ra đời, không có việc kiểm tra, kiểm soát các hệ thống thông tin trên không gian mạng. Luật chỉ tập trung vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Đó là hệ thống thông tin quan trọng về quân sự, quốc phòng, an ninh, đảm bảo hoạt động điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành trên lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội.

“Đây là vấn đề được dư luận rất quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều. Một số diễn đàn trên mạng và trong dư luận nhân dân còn nhầm lẫn về chuyện dự án luật này khi được Quốc hội thông qua sẽ xâm phạm quyền tự do của cá nhân, tổ chức, của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Thanh Hồng nêu.

Đối với vấn đề đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh, Luật An ninh mạng khi được thông qua không còn quy định này. Bên cạnh đó, việc quy định đặt máy chủ và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam không phải lần đầu tiên được quy định trong Luật này.

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội, cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải “có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng”.

Tuy nhiên, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, cử tri, tổ chức chính trị, tổ chức nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, dự thảo Luật đã bỏ quy định đặt máy chủ tại Việt Nam.

Về việc lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng đánh giá, quy định này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Dẫn chứng việc thời gian qua, Facebook đã cung cấp cho Công ty Cambridge Analytica dữ liệu của 87 triệu người dùng, trong đó có gần 500 nghìn dữ liệu người dùng tại Việt Nam để phục vụ mục đích chính trị, ông Nguyễn Thanh Hồng chỉ rõ cần có giải pháp phòng ngừa nhằm tránh việc một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, sử dụng thông tin của cá nhân nhằm mục đích không hợp pháp, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Có ý kiến cho rằng việc thực hiện Luật An ninh mạng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ông Nguyễn Thanh Hồng cho rằng, nhận định này không chính xác.

Mục tiêu của Luật là phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, có giải pháp phòng ngừa việc xâm nhập tấn công vào các hệ thống thông tin của Nhà nước, doanh nghiệp, thậm chí thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội.

Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân nước ngoài tấn công vào hệ thống mạng lan truyền chương trình virus độc, chiếm giữ dữ liệu của cá nhân, tổ chức, yêu cầu cá nhân tổ chức trả tiền mới khôi phục lại các dữ liệu.


emo còn 1 tin xấu, mình có khả năng sẽ đăng bài ảnh ecchi ở trong reddit và nhớ làm theo hướng dẫn này nha http://forum.blogtruyen.com/tool/group-18-hen-pon-trong-reddit-va-dep-ngay-facebook-di-cap-nhat-link-42882 
emo nếu ai tính chuyện kiếm hen mà search google ko thấy từ ngày 2/1/2019 trở đi thì dùng duckduckgo.com nha và kèm theo VPN 
https://www.opera.com/vi/computer/features/free-vpn 
https://www.torproject.org/dist/torbrowser/7.5.5/torbrowser-install-7.5.5_vi.exe 


  Update vào lúc 07:44 13/06/2018

3428 lượt xem

109 Lời bình

Đăng lời bình

Hãy đăng nhập để đăng lời bình

Bài viết mới nhất


Develop by ITE Group