Mượn lồng đèn chụp hình nhiều chứ mua thì ít

Mỗi dịp Trung thu về, con đường Lương Nhữ Học (quận 5, TP. HCM) càng thêm nhộn nhịp vì nơi đây tập trung nhiều gian hàng bán lồng đèn lâu đời nhất thành phố này.

Cũng vì thế, nơi đây cũng nổi tiếng với tên gọi thân thương như "Phố lồng đèn Sài Gòn", "Phố lồng đèn Lương Nhữ Học". Đối với người Sài Gòn, nhất là giới trẻ, có lẽ con phố lồng đèn này luôn là lựa chọn số 1 vào dịp Tết Trung thu. 

 
 
 
Phố lồng đèn ở Sài Gòn dịp Trung thu: Khách chụp hình nhiều hơn mua - TH: Tứ Quý

 

00:01:42
 
 

Phố lồng đèn ở Sài Gòn dịp Trung thu: Khách chụp hình nhiều hơn mua - TH: Tứ Quý

Chủ các gian hàng ở phố l<b></b>ồng đèn Sài Gòn than trời vì... ế: Khách chen chúc để chụp hình chứ không ai mua - Ảnh 2.

Khách đông nghẹt mỗi dịp Trung thu, thậm chí phải chen nhau lối đi.

Còn chưa đầy nửa tháng nửa là đến Tết Trung thu, nhưng từ trước đó cả tuần, Phố lồng đèn Sài Gòn đã rực rỡ sắc màu từ những chiếc lồng đèn được bày bán, mỗi chiếc lồng đèn mang một dấu ấn riêng, không lẫn vào đâu được, rất Việt Nam từ hình thức đến nội dung.

Mỗi năm, Phố lồng đèn lại thêm một số mẫu mã mới nhưng với số lượng sản xuất ra chỉ cầm chừng vì lượng khách không nhiều như khoảng 10 năm về trước. Nếu sản xuất nhiều cũng chỉ để trưng bày cho đẹp, khách tham quan là chính chứ người bán biết chắc sẽ khó bán được. 

Theo người bán, hình ảnh thường thấy tại Phố lồng đèn Lương Nhữ Học vào mỗi dịp Trung thu là người đi chật kín cả con đường, nhiều khi chỉ thấy người và người chen nhau đi tham quan rồi chụp hình chứ hiếm khi mua. 

 

"Có khi họ mua một cái lồng đèn bé xíu chỉ vài nghìn đồng rồi đứng tạo dáng chụp hình rất lâu, đến khi chúng tôi nhắc nhở mới chịu đi", một người bán kể lại. 

Còn bác Sang (chủ gian hàng lồng đèn) chia sẻ."Khách đến đông làm con phố nhộn nhịp và rộn ràng không khí Trung thu hơn nhưng chủ yếu người lớn đến mượn lồng đèn chụp hình thôi, chứ ít mua lắm. Nhiều lúc mình đang bán hàng mà họ đứng chụp hình lâu quá làm khách khác không ghé mua được, không cho chụp cũng không được".

Bác Sang đã bán lồng đèn tại phố Lương Nhữ Học được 20 năm nay và trải qua biết bao thăng trầm nhưng vẫn cố bám trụ vì muốn gìn giữ nét văn hoá truyền thống của ông bà để lại. Bác cho biết, năm nay lồng đèn bán chậm hơn so với năm trước dù khách đến đông nhưng đứng che hết lồng đèn không bán được nhiều.

Chủ các gian hàng ở phố l<b></b>ồng đèn Sài Gòn than trời vì... ế: Khách chen chúc để chụp hình chứ không ai mua - Ảnh 4.

Người đến đông nhưng chủ gian hàng có cảm giác buồn vì không bán được lồng đèn do khách chỉ đến chụp hình.

"Họ cố lựa chọn vài góc ảnh, thời điểm đẹp để chụp hình và lúc đó lồng đèn bị che khuất, đâu ai nhìn thấy nữa mà mua. Họ chụp ảnh nhiều nhưng không mua, mặc dù buồn nhưng không biết phải làm sao", bác Sang tâm sự. 

Phố lồng đèn ít bóng dáng trẻ con

Theo lời bác, phố lồng đèn không còn cảnh cha mẹ bồng con đến mua lồng đèn nhiều như trước nữa, thay vào đó chỉ thấy các bạn trẻ đến vui chơi, chụp hình lưu niệm chứ mua thì ít. 

Hơn nữa, qua lý giải của các chủ gian hàng, lồng đèn dành cho con nít chơi mà người đến Phố lồng đèn chủ yếu là người lớn nên khi mua về cũng không biết để làm gì. Chính vì thế, chuyện người đến chụp ảnh nhiều còn người mua ít cũng là điều dễ hiểu. 

Chủ các gian hàng ở phố l<b></b>ồng đèn Sài Gòn than trời vì... ế: Khách chen chúc để chụp hình chứ không ai mua - Ảnh 5.

Chú Sang khá buồn vì khách đứng chụp hình rất lâu, che hết lồng đèn nên chẳng bán được bao nhiêu.

"Nếu cha mẹ dẫn trẻ em thì may ra có mua được 1-2 chiếc lồng đèn, còn hiếm khi người lớn đến mua mà họ chỉ mượn lồng đèn chể chụp hình. Giá lồng đèn cũng tuỳ loại càng to thì càng cao giá, nhưng dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng", một chủ gian hàng chia sẻ. 

Nhìn những chiếc lồng đèn treo lủng lẳng ký ức tuổi thơ lại ùa về từng hồi, từng hồi với nhiều người khi Phố lồng đèn. Tuy nhiên, theo nhiều người họ không mua lồng đèn vì không thể mang lồng đèn ra khỏi con phố được nguyên vẹn vì con phố quá chật nhưng lại đông người, việc mua rồi mang ra khỏi đám đông cũng rất khó nên chỉ đi dạo chụp ảnh rồi ra về. 

Có thể thấy người mua khá đìu hiu, dẫn đến người bán ngồi cũng buồn trầm ngâm.

"Nếu mua ủng hộ họ chỉ mua những chiếc lồng đèn kích thước nhỏ với giá tiền rẻ vì sau dịp Trung thu cũng vứt bỏ, lúc đó sẽ đỡ phí hơn. Ngoài ra, đến Phố lồng đèn hầu hết là người lớn, rất hiếm thấy có trẻ em nên nếu mua cũng không biết để làm gì. Nhưng tôi cũng sẽ ráng mua một cái lồng đèn để ủng hộ người bán", anh Tân (quận 10) chia sẻ. 

Được biết, hầu như năm nào lồng đèn cũng dư nhiều và sẽ bị bỏ đi sau mỗi dịp Trung thu. Để giải bài toán giảm lỗ, các chủ gian hàng sẽ làm nhiều lồng đèn thủ công hơn để bán sỉ cho những tổ chức, hội,... mua tặng trẻ em, học sinh. Việc làm lồng đèn thủ công tốn ít chi phí hơn nhưng bán được số lượng nhiều. 

Chủ các gian hàng ở phố l<b></b>ồng đèn Sài Gòn than trời vì... ế: Khách chen chúc để chụp hình chứ không ai mua - Ảnh 7.