CHỈ XIN CÁC BÁC MỘT PHÚT

Đăng bởi: minh quang

Ngày đăng  09:49 27/07/2012

XIN ĐỪNG LÀM NGƠ, NẾU YÊU NƯỚC XIN MỌI NGƯỜI CHIA SẺ NHỮNG THÔNG TIN NÀY TRÊN MỌI PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CÓ THỂ, THÊM 1 BÀI LÀ THÊM 1 HI VỌNG.

sự đuối lý của 'đường lưỡi bò'

Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc mới đầu chỉ vẽ ra 11 đoạn trên bản đồ nước họ, mà không hề tiến hành phân định biên giới trên biển với các nước láng giềng xung quanh, cũng chưa từng có động thái hòng nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Về bình diện luật pháp quốc tế cũng chưa có sự giải thích rõ ràng, chi tiết nào. Nói một cách nghiêm túc thì đây mới chỉ là “lời nói của bản thân”.

Thứ hai, cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa nói rõ đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia đứt khúc hay là đường giới tuyến trên biển truyền thống. Bắc Kinh không đưa ra một định nghĩa, chưa ghi rõ kinh độ, vĩ độ trên vị trí địa lý, mà đơn thuần chỉ là vẽ ra các đường đứt đoạn trên bản đồ của họ, thì làm sao mà thuyết phục được người khác?

Tiếp theo, nếu như Bắc Kinh nhấn mạnh đường 11 đoạn mà chính phủ Trung Quốc đưa ra ban đầu là đường biên giới quốc gia không thể xâm phạm, thì thử hỏi tại sao sau khi nước Trung Quốc mới ra đời, để thể hiện “tình cảm” của họ với Việt Nam, Bắc Kinh lại tự xóa đi 2 đoạn trên bản đồ trong khu vực vịnh Bắc Bộ? Phải chăng Trung Quốc coi việc sửa đường biên giới quốc gia như trò đùa?

Thêm nữa, theo học giả này, nếu như Bắc Kinh khẳng định đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia, thì tại sao sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, trong thời gian 30 năm, Việt Nam đã chiếm hữu đến 30 hòn đảo lớn nhỏ liên tục, mà Bắc Kinh không hề nêu ra vấn đề này trong các lần phản đối ngoại giao ? Đây là hoàn toàn không bình thường.

Cuối cùng, Biển Đông là tuyến vận tải của hơn 80% hàng hóa chiến lược của khu vực Đông Bắc Á - trong đó bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, - và hơn 40 % hàng hóa chiến lược của hầu hết các quốc gia phương Tây. Nếu như người ta nói tuyến đường vận tải trên Biển Đông là tuyến đường sinh mạng của các quốc gia phương Tây thì cũng không có gì là quá.
 

 

Tránh né đàm phán đa phương

Trong tất cả những vấn đề liên quan tới tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Trung Quốc luôn thể hiện quan điểm muốn đàm phán hòa bình, nhưng là song phương với các nước liên quan, thay vì đối thoại đa phương. Mới đây nhất, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), một diễn đàn an ninh khu vực vừa diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Trung Quốc khẳng định không đề cập vấn đề Biển Đông.

"Cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao tại Diễn đàn Khu vực ASEAN là một cơ sở quan trọng để xây dựng lòng tin lẫn nhau và tăng cường hợp tác, nhưng đó không phải là nơi phù hợp để bàn về vấn đề Biển Đông", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói.

Trung Quốc tỏ ý sẵn sàng trao đổi với khối ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm giảm các căng thẳng, nhưng lại cho rằng bất cứ thỏa thuận nào cũng sẽ không thể được sử dụng để giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng lấn. "Khi các điều kiện chín muồi, Trung Quốc muốn trao đổi với các nước ASEAN về việc thiết lập COC", ông Lưu Vi Dân nói hôm 9/7. "Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng COC không nhằm giải quyết các tranh chấp, mà nhằm xây dựng lòng tin lẫn nhau và đẩy mạnh hợp tác".

Các hội nghị bộ trưởng ASEAN tại Campuchia sau đó kết thúc mà không có một tuyên bố chung nào được đưa ra, một sự việc chưa từng có tiền lệ trong suốt 45 năm tồn tại của khối này. Từ diễn biến này, giới quan sát có thể thấy Trung Quốc đã tạo được ảnh hưởng tới một số thành viên của ASEAN, để gạt chủ đề Biển Đông ra khỏi diễn đàn quốc tế.

Thêm vào đó, trong cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham với Philippines từ tháng 4 năm nay, Bắc Kinh đã lập tức bác bỏ khi Manila đề nghị đưa vấn đề này ra phán xét tại tòa án quốc tế.

Bắc Kinh không tỏ ra bên ngoài thái độ cứng rắn mỗi khi hiện diện ở các diễn đàn an ninh quốc tế. Tại Đối thoại Shangri-La (Đối thoại an ninh cấp cao châu Á Thái Bình Dương) năm nay, khi Mỹ cử một phái đoàn hùng hậu gồm ba ông lớn tới bàn thảo về các vấn đề an ninh, Trung Quốc chỉ cử một học giả tới tham dự. Trung tướng Nhiệm Hải Tuyền, phó giám đốc Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, dẫn đầu phái đoàn, đã không đưa ra tuyên bố gây chú ý nào tại cuộc họp, mặc dù Shangri-La 2012 diễn ra đúng lúc tình hình Biển Đông đang phức tạp.


  Update vào lúc 09:49 27/07/2012

1356 lượt xem

20 Lời bình

Đăng lời bình

Hãy đăng nhập để đăng lời bình

Bài viết mới nhất


Develop by ITE Group